Phân hữu cơ vi sinh là gì? Các công bố khoa học về Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được tạo ra từ các loại vi khuẩn có lợi và vi sinh vật khác, có thể giúp cải thiện đất đai và tăng cường sự phát triển của ...

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được tạo ra từ các loại vi khuẩn có lợi và vi sinh vật khác, có thể giúp cải thiện đất đai và tăng cường sự phát triển của cây trồng. Ở dạng phân hữu cơ vi sinh, các vi sinh vật này có thể giúp cung cấp dinh dưỡng và tăng cường sự kháng bệnh, giúp cây trồng phát triển tốt hơn mà không cần sử dụng phân bón hóa học.
Phân hữu cơ vi sinh chứa các vi sinh vật có tác dụng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng, giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng sức kháng của cây trồng với bệnh tật và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách tự nhiên. Các loại vi sinh vật thường có trong phân hữu cơ vi sinh bao gồm vi khuẩn cố định nitơ, vi khuẩn chuyển hóa photpho, nấm mô đốc rễ và các loại vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ.

Phân hữu cơ vi sinh là một phương pháp hữu ích để cải thiện chất lượng đất đai và sản lượng cây trồng mà không gây hại cho môi trường, đồng thời giúp tăng cường sự bền vững của nông nghiệp.
Phân hữu cơ vi sinh cũng có thể được sản xuất từ các chất liệu tự nhiên như bã mía, bã trấu, bã cà phê, rơm rạ, phân chuồng và các sản phẩm rác thải hữu cơ khác. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và phân hủy chất hữu cơ được vi khuẩn và nấm biển đảm nhận, từ đó tạo ra phân hữu cơ giàu dinh dưỡng và vi sinh vật có lợi.

Sử dụng phân hữu cơ vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng đất đai, tăng cường sự sinh tr
Phân hữu cơ vi sinh còn có thể giúp tăng cường sự sinh tr
Rất tiếc, dữ liệu của tôi không cung cấp thêm thông tin về phân hữu cơ vi sinh. Bạn có thể tham khảo thông tin từ các nguồn đáng tin cậy hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này để biết thêm chi tiết.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "phân hữu cơ vi sinh":

Nghiên cứu thử nghiệm xử lý chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy từ chợ bằng công nghệ ủ sinh học kết hợp thổi khí
Bài báo trình bày kết quả đánh giá khối lượng, thành phần và thử nghiệm xử lý rác thải hữu cơ từ chợ thành phố Đà Nẵng bằng công nghệ ủ hiếu khí. Lượng chất thải từ các chợ chiếm đến 7% tổng lượng rác thải toàn thành phố, trong đó tỷ lệ thành phần chất hữu cơ trong chất thải cao, chiếm trên 80%. Quá trình xử lý chất thải hữu cơ từ chợ theo công nghệ sinh học có thổi khí với nguyên liệu đạt tỷ lệ C/N=27 và bổ sung thêm chế phẩm ACF 32 vừa giảm được thời gian ủ đến 17 ngày so với chế độ ủ thổi khí thông thường, vừa đảm bảo các thông số động học quá trình công nghệ sinh học hiếu khí. Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh từ thực nghiệm sau khi sấy đến độ ẩm thích hợp có các chỉ tiêu đáp ứng Tiêu chuẩn ngành 10TCN 526:2002. Thực nghiệm chất lượng phân trên cây trồng cho sản phẩm có hình thái thân và lá đạt yêu cầu khi so sánh với sản phẩm bón phân NPK trong cùng điều kiện môi trường và chăm sóc.
#Chất hữu cơ từ chợ #ủ sinh học #thổi khí cưỡng bức #chế phẩm sinh học #phân hữu cơ vi sinh
PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÍ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM PHÂN HỮU CƠ VI SINH
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Tập 1 Số 1 - Trang 159-168 - 2017
Mục đích của nghiên cứu này là xác định được một số chủng vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose nhằm xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ vi sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng của một số loại vi sinh vật có sự biến động lớn và chênh lệch giữa hai nhóm, nấm mốc dao động trong khoảng 0,34 x 107 đến 102,87 x 107 CFU/g mẫu, xạ khuẩn dao động trong khoảng 0,01x107 đến 0,04 x107 CFU/g mẫu và vi khuẩn dao động trong khoảng 0,36 x 107 đến 4,61 x 107 CFU/g mẫu. Trong số 62 chủng nấm mốc, 88 chủng xạ khuẩn và 69 chủng vi khuẩn phân lập từ môi trường đất ở 12 địa điểm khác nhau thuộc Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã tiến hành tuyển chọn được ba chủng có khả năng phân giải cellulose mạnh nhất là 6NH (nấm mốc), 22TH (xạ khuẩn) và NH1 (vi khuẩn). Sử dụng giá thể cám gạo: bột ngô nhân sinh khối các chủng vi sinh vật tuyển chọn cho đường kính vòng phân giải cellulose cao nhất. Ủ phế phụ phẩm nông nghiệp với các chủng vi sinh vật tuyển chọn cho thấy khả năng phân giải cellulose của chúng rất tốt (giảm 75,0% cellulose so với đối chứng) và hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đều tăng hơn so với đối chứng.
#Nấm mốc #xạ khuẩn #cellulose #vi khuẩn
ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN VÔI VÀ PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG DƯA HẤU TN522 TRÊN ĐẤT PHÈN TẠI TỈNH HẬU GIANG: EFFECTS OF LIME AND MICROBIAL ORGANIC FERTILIZER RATES ON GROWTH, YIELD AND ECONOMIC EFFICIENCY OF WATERMELON VARIETY TN522 ON ACID SULFATE SOIL IN HAU GIANG PROVINCE
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Tập 5 Số 2 - Trang 2366-2373 - 2021
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của bón vôi và phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của dưa hấu TN522 (Citrullus lanatus). Thí nghiệm được thực hiện trên đất phèn tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm bốn nghiệm thức (NT) và ba lần lặp lại. Trong đó, nghiệm thức đối chứng là bón phân theo nông dân (NT1), nghiệm thức NT2 bón bổ sung vôi 800 kg/ha, nghiệm thức NT3 bón bổ sung phân hữu cơ 2.000 kg/ha và nghiệm thức NT4 bón bổ sung vôi 800 kg/ha kết hợp với phân hữu cơ vi sinh 2.000 kg/ha. Kết quả cho thấy, bón bổ sung vôi kết hợp với phân hữu cơ vi sinh giúp tăng năng suất dưa hấu TN522 so với bón bổ sung vôi hoặc phân vi sinh hữu cơ riêng lẻ, làm tăng lợi nhuận theo thứ tự 13,8% so với bón phân theo nông dân không bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh. Để làm tăng năng suất và lợi nhuận của dưa hấu trên đất phèn cần bón phân vô cơ có bổ sung 800 kg vôi kết hợp với 2.000 kg phân hữu cơ vi sinh/ha. ABSTRACT The objective of this study was to evaluate the effects of supplementation of lime and microbial organic fertilizer on the growth, yield and economic efficiency of watermelon. The experiment was carried out on the acid sulfate soil in Phung Hiep district, Hau Giang province, arranged in a randomized complete block design with four treatments and three replicates, in which treatment NT1 was application of fertilize according to farmers, without lime and microbial organic fertilizer, treatment NT2 was supplementation of 800 kg of lime/ha; treatment NT3 was supplementation of 2,000 kg of microbial organic fertilizer/ha; treatment NT4 was supplementation of 800 kg of lime in combination with 2,000 kg of microbial organic fertilizer/ha. The results showed that lime supplementation combined with microbial organic fertilizer increased the yield of watermelon compared to alone application of lime or microbial organic fertilizer, and the income was increased by 13.8%, compared to fertilizer application of farmer without supplementation of lime or microbial organic fertilizer. To increase yield and income of watermelon on acid sulfate soils, it is recommended that 800 kg of lime should be applied in combination with 2,000 kg of microbial organic fertilizer/ha.  
#Dưa hấu #Đất phèn #Phân hữu cơ vi sinh #Vôi #Acid sulfate soil #Lime #Microbial organic fertilizer #Watermelon
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ CHE PHỦ BẠT ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC ĐẤT VƯỜN TRỒNG MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA LINN.) TẠI CHỢ LÁCH - BẾN TRE
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - - Trang 72-80 - 2014
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá hiệu quả của bón phân hữu cơ và che bạt đến một số đặc tính sinh học đất như vi sinh vật đất, hoạt độ enzyme trong đất vườn trồng măng cụt. Nghiên cứu được thực hiện qua thu mẫu đất phân tích trên  5 nghiệm thức thí nghiệm (1) Sử dụng phân bón vô cơ theo nông dân và không che bạt; (2) Bón phân vô cơ theo khuyến cáo kết hợp phân hữu cơ (PHC) và không che bạt; (3) PHC không che bạt; (4) phân vô cơ kết hợp che bạt; (5) sử dụng phân vô cơ theo khuyến cáo, PHC và che bạt. Kết quả phân tích cho thấy tổng mật số vi sinh vật, mật số vi sinh vật có khả năng phân hủy cellulose và mật số nấm Trichoderma sp., hoạt động  của enzyme catalase, phosphatase đạt cao nhất ở nghiệm thức bón phân hữu cơ và phân vô cơ cân đối, kết hợp che bạt vào đầu mùa mưa, khác biệt có ý nghĩa so với chỉ bón phân vô cơ và không che bạt như nông dân. Tuy nhiên chưa có hiệu quả trong tăng hoạt động enzyme ?-Glucosidase trong đất. Do đó bón phân hữu cơ, vô cơ cân đối, giảm ẩm độ đất trong mùa mưa qua che phủ bạt giúp cải thiện đặc tính sinh học đất như tăng mật số vi sinh vật, tăng hoạt động của vi sinh vật có ý nghĩa trong đất liếp vườn trồng măng cụt.
#Enzyme phosphatase #catalase #?-Glucosidase #vi sinh vật đất #phân hữu cơ #phân vô cơ cân đối
Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng thủy phân keratin của lông vũ gia cầm phân lập từ khu giết mổ gia cầm chợ Hòa Khánh, Đà Nẵng
Keratin là protein khó hòa tan, chiếm 90 – 95% trọng lượng lông vũ gia cầm. Sản phẩm thuỷ phân lông vũ gia cầm có nhiều ứng dụng quan trọng như làm thức ăn bổ sung cho chăn nuôi, sản xuất phân bón. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân lập một số chủng có khả năng phân hủy lông vũ gia cầm và xác định các đặc tính sinh học của chủng thu được. Kết quả đẫ phân lập được bốn chủng có hoạt tính thủy phân cao (70-80%), có hoạt tính keratinase và protease cao. Nhiệt độ nuôi cấy tối ưu là 350C, thời gian nuôi cấy là 4 ngày. Hàm lượng protein hòa tan và nitơ tổng số được xác định nằm trong khoảng 1,2 g/l và 0,2 g/l. Từ kết quả đó có thể kết luận rằng, chủng vi khuẩn chúng tôi phân lập được có hoạt tính cao có thể sử dụng để sản xuất dịch thủy phân lông vũ gia cầm có chất lượng tốt, có tiềm năng sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau
#keratin #keratinase #lông vũ gia cầm #proteaza #ni tơ #phân bón hữu cơ vi sinh
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU ĐEN (Vigna cylindrica (L.) Skeels) TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Tập 7 Số 1 - Trang 3357-3367 - 2023
Nghiên cứu được tiến hành với 5 liều lượng phân hữu cơ 0 (đối chứng), 4, 8, 12, 16 tấn/ha và 3 mật độ trồng 12, 8 và 6 cây/m2 nhằm xác định được liều lượng phân hữu cơ và mật độ trồng thích hợp nhất đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế đối với cây đậu đen. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố, được bố trí theo kiểu ô lớn, ô nhỏ (split – plot), với 3 lần nhắc lại, trong vụ Xuân Hè năm 2022 tại xã Triệu Nguyên, huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị. Các chỉ tiêu dõi thực hiện theo bộ phiếu thu thập, mô tả đánh giá của Trung tâm tài nguyên thực vật (2012). Kết quả nghiên cứu cho thấy, liều lượng phân hữu cơ và mật độ trồng ảnh hưởng đến chiều cao cây, số cành cấp 1, diện tích lá, hàm lượng chất khô, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây đậu đen. Cây đậu đen sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất ở công thức P2M1 (với mức bón phân hữu cơ là 8 tấn/ha và mật độ trồng là 12 cây/m2). Tại mức công thức này, năng suất thực thu đạt 12,55 tạ/ha/vụ, lợi nhuận đạt 29.877,927 đồng/ha/vụ và chỉ số VCR là 5,56. Từ kết quả nghiên cứu, bước đầu khuyến cáo sử dụng mức bón phân hữu cơ là 8 tấn/ha và mật độ trồng là 12 cây/m2 cho cây đậu đen trên đất phù sa trong vụ Xuân Hè tại tỉnh Quảng Trị.
#Đậu đen #Năng suất #Mật độ trồng #Phân hữu cơ
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Hiện tại trong sản xuất nông nghiệp còn sử dụng khá nhiều phân bón hóa học không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Việc thay thế dần các loại phân bón hóa học bằng các loại phân bón vi sinh đã tạo nên một số hiệu quả tốt về năng suất và chất lượng sản phẩm trong quá trình thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bằng công nghệ vi sinh, đã sản xuất ra nhiều loại phân bón khác nhau đang được những người nông dân sử dụng rất hiệu quả. Bài viết dưới đây nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức tối thiểu về phân bón vi sinh vật, phân loại phân bón vi sinh đang có trên thị trường và tác dụng của chúng đối với nông nghiệp
#phân bón hóa học; phân bón vi sinh; công nghệ vi sinh; sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Ảnh hưởng của vi sinh bản địa (IMO) đến sự phân huỷ rác bếp hữu cơ
Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của vi sinh vật bản địa (IMO) đến sự phân hủy chất thải hữu cơ nhà bếp. Kết quả cho thấy, nghiệm thức M1 (bổ sung IMO, sục khí) làm cho việc phân hủy carbon nhanh hơn và hiệu quả hơn so với nghiệm thức M2 (bổ sung IMO, không sục khí) và nghiệm thức CT (không bổ sung IMO, không sục khí). M1, M2 và CT lần lượt đạt được mức giảm carbon hữu cơ (TOC) là 60,3, 50,4 và 29,8%. NO3- giảm khoảng 50% sau 44 ngày ở cả M1 và M2 nhưng ổn định ở CT trong suốt quá trình. Trong khi đó, NH4+ cao hơn đáng kể ở CT so với M1 và M2. Như vậy, việc kết hợp IMO và sục khí đã dẫn đến giảm carbon nhanh hơn và tăng cường chuyển hóa nitơ. Do vậy việc sử dụng IMO và sục khí có tiềm năng tăng hiệu quả trong xử lý chất thải hữu cơ nhà bếp.
#Phân hủy cacbon #sục khí liên tục #hiệu quả phân hủy #vi sinh vật bản địa (IMO) #chất thải hữu cơ nhà bếp
Nghiên cứu khả năng tái sử dụng bông vụn thải để trồng nấm ăn và sản xuất phân hữu cơ
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi trồng nấm ăn và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguyên liệu bông vụn thải của nhà máy dệt may Hoà Thọ, TP. Đà Nẵng. Việc áp dụng quy trình nghiên cứu vào thực tiễn giải quyết được triệt để nguồn bông vụn thải từ nhà máy dệt may sau quá trình tái sử dụng hai bậc và tạo ra các nguồn lợi kinh tế. Mặt khác, kỹ thuật trồng nấm trên bông vụn khá đơn giản, nguồn nguyên liệu bông vụn có sẵn và tương đối dồi dào nên đầu vào tương đối ồn định, tiết kiệm được chi phí trồng nấm. Kết quả phân tích chất lượng nấm bào ngư trắng thành phẩm đạt chuẩn đầu ra, cụ thể Protein (3,66%), Độ ẩm (88,67%), âm tính với Aflatoxin (B1, B2, G1, G2). Đề tài nghiên cứu không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
#bông thải #nấm ăn #phân hữu cơ vi sinh #phân hữu cơ #nhà máy dệt may #hiệu quả kinh tế #phát triển bền vững
Phân lập, tuyển chọn và định danh một số chủng vi sinh vật có lợi và bước đầu ứng dụng trong xử lý chất thải rắn hữu cơ làm phân bón hữu cơ sinh học
Nghiên cứu này nhằm phân lập, tuyển chọn và định danh các chủng vi sinh vật có lợi và bước đầu ứng dụng để xử lý chất thải rắn hữu cơ làm phân bón hữu cơ sinh học. Kết quả đã tuyển chọn được ba chủng vi khuẩn CT1, CT10 và R35 có hoạt tính amylase, cellulase và protease cao từ các mẫu rơm rạ hoai mục tự nhiên và chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ đã phân hủy. Định danh bằng phương pháp giải trình tự Sanger đã xác định được các chủng CT1, CT10 và R35 lần lượt thuộc các loài Bacillus velezensis, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus subtilis. Kết quả thử nghiệm dùng các chủng này để xử lý chất thải rắn hữu cơ cho thấy đã nâng cao đáng kể hiệu quả phân hủy chất hữu cơ sau 30 ngày ủ và sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học đã hoai mục và bảo đảm độ chín. Hàm lượng nitơ tổng và phốt pho tổng của thí nghiệm có sử dụng các chủng vi khuẩn tuyển chọn (tương ứng 0,13 và 0,08%) cao hơn so với thí nghiệm đối chứng (tương ứng 0,09 và 0,06%).
#Chất thải rắn hữu cơ #Phân lập #Vi sinh vật #Hoạt tính enzyme #Phân hữu cơ sinh học
Tổng số: 11   
  • 1
  • 2